Truy cập nội dung luôn

Hiển thị bài viết tin tức Hiển thị bài viết tin tức

Ngành Y tế Tiền Giang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ:

- Giai đoạn 1956 - 1965, tỉnh chưa có hệ thống dân y nên việc đào tạo cán bộ y tế, điều trị đều do quân y đảm nhiệm (Ban Quân y tỉnh do đồng chí Huỳnh Khánh Đức là Trưởng ban, đồng chí Hồ Thị Bảy là Phó trưởng ban), đây là mô hình quân dân y kết hợp khá hiệu quả, toàn tỉnh Mỹ Tho đã có nhiều cán bộ y tế phục vụ nhân dân bằng hình thức lưu động tại các xã. Cuối năm 2014, Ban Quân dân y tỉnh đươc thành lập do đồng chí Tư Hiền (UVTV Tỉnh ủy) phụ trách Trưởng ban, đồng chí Phan Liên Nguyệt là Phó Trưởng ban, lúc này hệ thống dân y các huyện được tách khỏi quân y, vẫn duy trì quân dân y kết hợp trong hoạt động y tế tuyến xã, mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, đi vào hoạt động có nề nếp và phục vụ ngày càng hiệu quả.

- Tháng 5 /1965, Tỉnh ủy chính thức thành lập Ban Dân y tỉnh do BS Nguyễn Long Giang làm Trưởng ban, đồng chí Phan Liên Nguyệt là Phó trưởng ban phụ trách xây dựng màng lưới y tế huyện-xã, đồng chí Lưu Thị Bạch và Nguyễn Văn Lâm phụ trách công tác đào tạo. Ban Dân y tiến hành xây dựng các bộ phận trực thuộc (bệnh viện, dược, Y học cổ truyền…), các Ban Dân y huyện chuyển thành Phòng Y tế và ở xã chuyển thành Ban Y tế xã. Hầu hết các xã vùng giải phóng và một số xã vùng tranh chấp đã có Trạm Y tế, nhà bảo sanh để phục vụ cho công tác cấp cứu trên chiến trường và điều trị cho nhân dân cho đến ngày thắng lợi 30/4/1975.

- Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hai ngành quân y và dân y từng lúc, từng nơi, từng cấp hầu như không có sự tách biệt và luôn hướng đến một nhiệm vụ chung là phục vụ chiến đấu, phục vụ tiền tuyến, phục vụ nhân dân. Trong cuộc kháng chiến đầy gian lao thử thách này, có 120 cán bộ ngành Y tế đã hy sinh (08 BS, 01 DS, 36 YS, 59 Y tá, 05 Dược tá, 05 Hộ sinh và 06 Cứu thương) vì sự nghiệp giải phóng đất nước, vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

* Ngành Y tế Tiền Giang trong giai đoạn khôi phục, ổn định và phát triển sau chiến tranh (5/1975 – 1985):

Tháng 4/1976, Ty Y tế Tiền Giang được thành lập, BS Hoàng Vĩnh Bảo (Trần Hữu Hằng) làm Trưởng Ty, các Bác sĩ: Phan Liên Nguyệt, Trần Công Trứ và DS Nguyễn Thị Ngộ là Phó Trưởng Ty. Hệ thống mạng lưới y tế từ tỉnh đến huyện-xã được củng cố và đi vào hoạt động có hiệu quả. Đến năm 1985, toàn ngành có 4.729 cán bộ y tế (102 BS, 50 DSĐH) phần nào đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh.

Mười năm (1975-1985), chặng đường đầu tiên của ngành Y tế Tiền Giang với bao khó khăn, đi từ không đến có, từ khó đến dễ, từ ít đến nhiều. Cùng với các ngành chức năng, ngành Y tế Tiền Giang đã đề xướng nhiều phong trào y tế để chăm sóc sức khỏe nhân dân (phong trào "5 dứt điểm", "trồng và sử dụng thuốc nam", "Đông Nam y kết hợp", "3 công trình vệ sinh"…). Những thiếu thốn về trang thiết bị, về chế độ chính sách không làm nản lòng đội ngũ cán bộ y tế. Đó là những năm tháng mà ngành Y tế Tiền Giang vượt qua khó khăn để đi lên, đạt được những thành quả rất đáng tự hào.

          * Ngành Y tế Tiền Giang trong thời kỳ đổi mới (1986-2015):

          Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ đổi mới,  ngành Y tế Tiền Giang đã quán triệt trong toàn ngành các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân để từ đó đưa ra chương trình hành động, kế hoạch cụ thể về công tác Y tế hàng năm, trung hạn 5 năm, 10 năm và định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Do xác định được phương châm: đa dạng hóa các hoạt động, xã hội hóa công tác y tế nên công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã tiến một bước dài, bao gồm hệ thống cơ sở y tế công lập và y tế tư nhân, hướng đến việc phục vụ nhân dân với chất lượng ngày càng cao, hiệu quả và công bằng. Đến nay, toàn tỉnh có 4.069 giường bệnh (tỷ lệ giường bệnh là 19,09/vạn dân), 5.289 cán bộ y tế (04 TS, 58 BSCK2, 02 DSCK2, 387 ThS-BSCK1-DSCK1, 422 BS và 64 DSĐH), 90,1% Trạm Y tế có Bác sĩ, 11 Bệnh viện, 11 Chi cục và Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, 11 Trung tâm Y tế, 11 Phòng Y tế, 13 Phòng khám thuộc Trung tâm Y tế và 173 Trạm Y tế xã/phường/thị trấn. Các Chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế đều thực hiện đạt chỉ tiêu; Khống chế, không để dịch lớn và bệnh dịch mới xảy ra trên địa bàn tỉnh; Công tác khám chữa bệnh từng bước được nâng cao, chất lượng cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; Công tác đấu thầu cung ứng thuốc, vật tư tiêu hao, vaccine, sinh phẩm, hóa chất được thực hiện tốt, 02 công ty Dược phẩm của tỉnh (Tipharco, Calapharco) đã đầu tư cơ sở, thiết bị, công nghệ cho sản xuất nâng cao chất lượng và đã củng cố vị thế và uy tín sản phẩm của đơn vị trên địa bàn cả nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế từ tuyến tỉnh đến huyện-xã được đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước và các Dự án hợp tác quốc tế đã đáp ứng được nhu cầu cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng đến gần dân, tạo được tín nhiệm và ủng hộ của công đồng; 100% Trạm Y tế đạt Chuẩn quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2000-2010 và 60,4% Trạm Y tế đạt Tiêu chí quốc gia Y tế xã giai đoạn 2011-2020; xã hội hóa công tác y tế ngày càng phát triển bền vững, thu hút được sự quan tâm đầu tư của xã hội…Đó là những điểm nổi bật trong thành quả của ngành Y tế Tiền Giang trong gần 30 năm qua.

          Nhà nước đánh giá cao thành tựu của ngành Y tế Tiền Giang, đã tặng cho ngành danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh. Rất nhiều tập thể và cá nhân điển hình được Nhà nước phong tặng huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý khác như Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Chiến sĩ Thi đua toàn quốc, trong đó có 03 cá nhân được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

          Sáu mươi năm hình thành và phát triển của ngành Y tế Tiền Giang, sáu mươi năm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nay chúng ta đã được độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một ngành Y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta" đã để lại nhiều bài học quí báu cho sự nghiệp phát triển ngành, đó là:

          1. Vận dụng một cách sáng tạo đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.

          2. Luôn xác định ngành Y tế cách mạng là do dân, của dân và vì nhân dân phục vụ.

          3. Phải có sự phối hợp tốt giữa Dân y và Quân y.

          4. Phải có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong hoạt động y tế để nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

          5. Phải xem trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức màng lưới y tế và cán bộ y tế trong ngành một cách hợp lý.

 

Danh sách tin Danh sách tin

CHUYEN MUC CHUA CO BAI VIET

Thông báo Thông báo

Thư mời hợp Thư mời hợp

Đào tạo tuyển dụng Đào tạo tuyển dụng

Liên kết web Liên kết web

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

  Đang truy cập : 2
  Hôm nay: 553
  Tổng lượt truy cập: 7161086